Đối với xe máy động cơ cao hơn 500 phân khối, quá trình sản xuất phải bắt đầu tư gia công các bộ phận chính của động cơ bao gồm đầu xi-lanh và các-te.
Chính sách hỗ trợ thuế đồng thời buộc cam kết sử dụng mạng lưới công nghiệp phụ trợ khiến phân khúc sản xuất xe phân khối lớn tại Thái Lan đầy triển vọng.
Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Thái Lan. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng thấy xe máy. Mỗi hộ gia đình của Thái Lan thường có từ 1-2 chiếc dùng cho tất cả các thành viên, từ chạy xung quanh nơi ở đến những quãng đường dài cả trăm km. Đi học, đi làm, thăm thú bạn bè hàng xóm, xe máy đều là sự lựa chọn hàng đầu bởi tính kinh kế và tiện dụng. Loại phương tiện hai bánh này dường như trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình.
Nền công nghiệp xe máy hình thành ở Thái Lan từ năm 1964 với thị trường khá nhỏ bé. Nhưng tốc độ phát triển nhanh khiến ngành hai bánh bùng nổ, bốn ông lớn trên thị trường hiện nay là Honda, Yamaha, Kawasaki và Suzuki. Dù không có nhiều hãng sản xuất và bán xe máy tại Thái Lan nhưng mức độ canh tranh vẫn rất gay gắt.
Thực tế, nền công nghiệp xe máy nước này đang trong giai đoạn chín muồi, do đó các hãng tìm mọi cách để chiếm thị phần, trước khi thị trường dịch chuyển sang giai đoạn suy thoái. (Bốn giai đoạn phát triển của mỗi thị trường hoặc sản phẩm là hình thành - tăng trưởng - chín muồi - suy thoái). Giống như ở Việt Nam, Honda là hãng quyền lực nhất thị trường Thái.
Theo Lucintel, hãng nghiên cứu thị trường và tư vấn quản trị toàn cầu, "thị trường chứng kiện sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2006-2011 nhưng có xu hướng giảm dần đạt mức 93,67 tỷ USD vào năm 2017". Hãng này cũng lưu ý rằng ở những nước đang phát triển "nơi xe máy là phương tiện giao thông cơ bản hứa hẹn vẫn là thị trường hấp dẫn nhất cho scooter, xe cỡ nhỏ. Sự kết hợp của các yếu tố như nhân khẩu học, kinh tế, khí hậu, môi trường ảnh hưởng quan trọng đến tốc độ phát triển của thị trường".
Chiaki Kato, chủ tịch AP Honda Thái Lan cho biết ngành công nghiệp xe máy bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế bất ổn năm ngoái. Những biến động kinh tế bắt đầu với xuất khẩu chậm vào đầu năm do sự tăng giá của đồng baht. Sau đó, đến khủng hoảng chính trị trong nước khiến giá nông sản dao động bất thường vào cuối năm. Tất cả những yếu tố này kìm tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,8% so với 5,5% dự báo ban đầu. Lượng xe máy đăng ký mới giảm 6% về con số 2 triệu xe.
Một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu 2013 cho thấy nền công nghiệp xe máy Thái Lan trải qua một cuộc suy thoái đáng kể do sự bất ổn chính trị trong quý 4. Thật vậy, con số giảm xuống của tổng sản lượng (2.217.625 chiếc) và tổng bán (2.004.498 chiếc) khi so sánh với các chỉ số tương đương năm 2012. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu cho thấy tăng trưởng thực sự cho ngành công nghiệp năm 2013 khi cả CBU và CKD đều cao hơn, với 33.780 và 601.967 chiếc, tương ứng với tổng giá trị khoảng 1,58 tỷ USD.
Honda chọn Thái Lan là trung tâm sản xuất của hãng cho những mẫu xe cỡ lớn bởi nền công nghiệp phụ trợ ở đây có thể cung cấp tới 95% linh kiện, khiến mức chi phí thấp hơn nhiều khi sản xuất tại Nhật rồi xuất sang Thái. Bên cạnh đó, hãng xe Italy Ducati mới xây dựng nhà máy sản xuất xe cỡ lớn tại Thái Lan với công suất 17.000 xe mỗi năm. Ducatri Monster 795 sản xuất địa phương là một dấu hiện cho thấy nhu cầu môtô từ phương Tây tăng cao. Tương tự Ducati, hãng xe Đức BMW là một thương hiệu khác đang hoạt động ở thị trường này.
Theo dung lượng thị trường, xe máy có thể chia thành 4 loại: nhỏ (50-250 phân khối), vừa (251-750), lớn (751-1.199) và siêu lớn (1.200 trở lên). Nếu chia theo kiểu dáng cũng có 4 loại là standard (nhỏ, đơn giản, kinh tế và dễ sử dụng), hiệu suất cao (động cơ trên 251 mã lực và chủ yếu dùng cho đua), phong cách/touring/sang trọng (động cơ vừa hoặc lớn) và loại xế độ (thường động cơ lớn). Ngoài ra, cũng có thể chia thành hai loại là nhập nguyên chiếc CBU và nhập linh kiện lắp ráp CKD.
Về sản xuất, ngành công nghiệp đang phục hồi từ tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Hình ảnh tổng thể cho thấy tổng sản lượng năm 2014 (tháng một-tháng năm) ở mức 772.732 đơn vị, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhu cầu thị trường vẫn tiếp tục tồn tại.
Trong tháng 4 năm 2014 tổng cộng 131.147 xe máy bán ra, thấp hơn 22,41 % so với 169.033 chiếc của tháng 4/2013, sụt giảm chủ yếu do xe tay ga và xe gia đình. Theo đó, doanh số bán hàng của xe tay ga, xe gia đình giảm 15,95% so với 3/2014. Tuy nhiên, tổng doanh số đến 5/2014 trong nước là 718.755 chiếc, tăng 21% so với cùng kỳ.
Phân loại theo các nhà sản xuất, Honda hiện đang dẫn đầu với doanh số 571.231 chiếc, thị phần 79,5%; tiếp theo Yamaha với doanh số 94.049 xe, thị phần 13%. Suzuki đứng thứ ba với doanh số 18.017 xe, tương đương 2.5%; tiếp theo 17.452 xe từ Kawasaki, hoặc 2,4%; và 18.006 xe khác từ các thương hiệu khác.
Tuy nhiên, xuất khẩu CBU lại tăng 18,68% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 20.709 xe lên 24.577 xe, chủ yếu tăng bởi các thị trường Anh, Mỹ và Nhật. Ngoài ra, lượng xuất khẩu tăng 2,27% tháng 4 so với tháng 3. Ngành công nghiệp xe gắn máy dự kiến sẽ chững lại trong 2014, nhưng có sự mở rộng sản lượng vào cuối năm khi nền kinh tế tự tin phục hồi và nhu cầu người tiêu dùng tăng trở lại. Sản xuất chiếm khoảng 88% nội địa và 12% xuất khẩu.
Nhận ra sự thay đổi xu hướng liên quan tới thị hiếu khách hàng của thị trường địa phương, Ủy ban đầu tư Thái Lan hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xe máy cỡ lớn, bằng cách miễn thuế nhập khẩu máy móc, bất kể vị trí nhà máy, và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án sản xuất động cơ. Trong trường hợp này, miễn thuế là được phép theo quy định của Ủy Ban đầu tư như sau:
Đối với xe máy động cơ trên 248 phân khối, không quá 500 phân khối phải dây chuyền đúc, dập của 4 trên 6 sản bộ phận bao gồm xi-lanh, đầu xi-lanh, các-te, trục khuỷu, trục cam và thanh truyền.
Có thể thấy, song song với việc tạo điều kiện cho các hãng sản xuất xe cỡ lớn sản xuất tại Thái Lan, Ủy ban đầu tư đòi hỏi các doanh nghiệp này phải có kế hoạch, lộ trình phù hợp trong việc sử dụng mạng lưới công ty phụ trợ địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét